Chuyển đổi số để nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp

Written by 14/09/2024


Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, động lực tạo đột phá trong phát triển KT-XH của tỉnh, nhiều ngành, lĩnh vực đã và đang “đi tắt đón đầu” trong việc ứng dụng CĐS vào hoạt động chỉ đạo, điều hành và trong đời sống hằng ngày. Những thành công đạt được trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS là minh chứng cho thấy tư duy và tầm nhìn chiến lược của tỉnh, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Với phương châm “người dân, doanh nghiệp là trung tâm của quá trình CĐS”, thời gian qua, hoạt động ứng dụng CNTT, CĐS trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả ở cả 3 cấp, sát với tình hình thực tế của tỉnh. Từ đây, tư duy, nhận thức của các cấp, ngành và người dân về CĐS cũng thay đổi theo hướng tích cực.

Công tác cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số được Bảo hiểm xã hội tỉnh tập trung thực hiện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Ảnh: Nguyễn Lượng

Nhiều lĩnh vực đời sống KT-XH cho thấy sự đổi thay sâu sắc, toàn diện nhờ được đầu tư, ứng dụng CĐS như khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip; thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sang hình thức điện tử; chi trả bảo hiểm xã hội, lương hưu qua tài khoản ngân hàng…

Đến nay, toàn tỉnh có 100% đơn vị trường học triển khai giải pháp không dùng tiền mặt qua các đơn vị trung gian và thu hộ; 100% cơ sở khám, chữa bệnh công lập trực thuộc Sở Y tế triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; toàn tỉnh có 10.823/42.547 người hưởng chế độ lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không dùng tiền mặt…

Bên cạnh đó, tỉnh triển khai nhiều mô hình CĐS trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp hiệu quả như Công an tỉnh triển khai nhân rộng mô hình thông báo lưu trú ASM tại 960 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên toàn tỉnh với 61.225 lượt check-in và thông báo lưu trú; mô hình thu phí dịch vụ đón, trả khách bằng hình thức không dùng tiền mặt qua Hệ thống phần mềm Quản lý vận tải xe ra/vào bến của Ban Quản lý bến xe khách được nhiều đơn vị vận tải trong và ngoài tỉnh ứng dụng...

Đặc biệt, tỉnh thể hiện quyết tâm và xác định chỉ có ứng dụng CNTT là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, phục vụ đắc lực cho công tác cải cách hành chính và quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Sự quyết liệt này được cụ thể hóa bằng các đề án, cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo, điều hành để tạo môi trường pháp lý cho CĐS, là tiền đề quan trọng để xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số.

Nổi bật như Nghị quyết số 39 của HĐND tỉnh thông qua Đề án hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 23 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với quá trình CĐS trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 18 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ CĐS…

Đến nay, toàn tỉnh có 1.865 thủ tục hành chính (TTHC) dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình và một phần; đã đồng bộ 1.294 DVC trực tuyến tích hợp trên Công DVC quốc gia; số lượng hồ sơ, TTHC được tiếp nhận trực tuyến ngày càng tăng.

Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh được xây dựng hoàn thành, cài đặt, vận hành tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và Trục liên thông văn bản quốc gia, bảo đảm sẵn sàng kết nối đến các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành Trung ương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ xã Vân Trục (Lập Thạch) hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID. Ảnh: Nguyễn Lượng

100% các sở, ngành của tỉnh đã thực hiện ứng dụng chữ ký số trong tất cả các nhiệm vụ chuyên môn như ký số ban hành văn bản, công tác phí, lệ phí; ứng dụng chữ ký số trong giải quyết TTHC...; duy trì áp dụng, cải tiến áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào hoạt động cơ quan, đơn vị.

Đồng thời triển khai hệ thống lưu trữ nhật ký, cảnh báo sự kiện an toàn thông tin tập trung bằng phần mềm nguồn mở; ngăn chặn 100% các trường hợp tin tặc sử dụng các máy chủ để điều khiển, phát tán mã độc, thư rác vào các hệ thống thông tin của tỉnh.

Đến hết tháng 8/2024, Vĩnh Phúc có tổng điểm 77,9 điểm, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố trong cả nước theo kết quả đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp đối với các bộ, ngành, địa phương được công bố công khai trên Cổng DVC quốc gia.

Nâng cao hiệu quả công tác CĐS phục vụ người dân, doanh nghiệp, các cấp chính quyền trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai DVC trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, nhất là đối với các DVC thiết yếu.

Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân thực hiện DVC trực tuyến trên môi trường điện tử thay cho phương thức truyền thống.

Bảo đảm các điều kiện hạ tầng, dữ liệu và nền tảng số, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện để bảo đảm kết nối liên thông giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, làm giàu dữ liệu và các tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực CNTT, trang bị kỹ năng số cần thiết cho cán bộ, nhân viên thích ứng với môi trường mạng để vận hành, phát triển các hệ thống, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
(Theo Báo Vĩnh Phúc)

Tin xem nhiều

Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hội nhập quốc tế tại tỉnh Ninh Bình
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hội nhập quốc tế tại tỉnh Ninh Bình

29/09/2024

Ngày 29-9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo khoa học "Khởi tạo và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hội nhập quốc tế tại Ninh Bình - Vấn đề và giải pháp".

Vận hành trung tâm nghiên cứu, khởi nghiệp Fintech đầu tiên tại miền Trung
Vận hành trung tâm nghiên cứu, khởi nghiệp Fintech đầu tiên tại miền Trung

27/09/2024

Trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp VKU Fintech Hub được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, hệ thống phần mềm chuyên dụng nhằm mục đích đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp công nghệ tài chính (Fintech).

Hợp tác xã thích ứng với chuyển đổi số
Hợp tác xã thích ứng với chuyển đổi số

23/09/2024

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Bình có 74 hợp tác xã (HTX), chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian qua, địa phương đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp để khuyến khích các chủ thể HTX tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Chuyển đổi số để nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chuyển đổi số để nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp

14/09/2024

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, động lực tạo đột phá trong phát triển KT-XH của tỉnh, nhiều ngành, lĩnh vực đã và đang “đi tắt đón đầu” trong việc ứng dụng CĐS vào hoạt động chỉ đạo, điều hành và trong đời sống hằng ngày. Những thành công đạt được trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS là minh chứng cho thấy tư duy và tầm nhìn chiến lược của tỉnh, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Hà Nội: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn phát triển kinh tế số
Hà Nội: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn phát triển kinh tế số

09/09/2024

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 10763/VP-KSTTHC truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải về việc đẩy mạnh hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng.

Thanh Hóa: Techfest đổi mới sáng tạo mở tại Trường Đại học Hồng Đức
Thanh Hóa: Techfest đổi mới sáng tạo mở tại Trường Đại học Hồng Đức

08/09/2024

Sự kiện được tổ chức nhằm tạo cơ hội kết nối, là nơi hội tụ những tư duy tiên phong, sáng tạo, cùng nhau chia sẻ, học hỏi và hợp tác để phát triển.

OCOP Đắk Nông trên nền tảng số
OCOP Đắk Nông trên nền tảng số

07/09/2024

Quảng bá, bán hàng trên các nền tảng số hiện đại được các chủ thể OCOP Đắk Nông chú ý, nhưng thực tế vẫn chưa đạt kết quả như kỳ vọng.

Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số
Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số

03/09/2024

Những năm qua, chuyển đổi số (CÐS) đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, CÐS không chỉ đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ mới mà còn là quá trình tái cấu trúc, thay đổi phương thức hoạt động, tạo ra những giá trị mới.

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore
Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

30/08/2024

Các hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Đà Nẵng và Hàn Quốc, Singapore đẩy mạnh kết nối hợp tác, xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo.

Xem thêm