OCOP Đắk Nông trên nền tảng số

Written by 07/09/2024


Quảng bá, bán hàng trên các nền tảng số hiện đại được các chủ thể OCOP Đắk Nông chú ý, nhưng thực tế vẫn chưa đạt kết quả như kỳ vọng.

Vượt khó mạnh dạn lên sàn

Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ An Phát, TP. Gia Nghĩa hiện có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao gồm: mắc ca sấy, thanh rong biển kẹp hạt và thanh hạt dinh dưỡng.

Ngoài ra, công ty còn có hàng chục sản phẩm thuộc các dòng hạt và trái cây sấy từ nguồn nguyên liệu địa phương và nước ngoài.

Theo chị Trần Thị Dịu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ An Phát, TP. Gia Nghĩa, trong vài năm gần đây, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc bán hàng trên các nền tảng số và mạng xã hội.

Chị đã tham gia nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng về các hình thức bán hàng hiện đại do các cấp, ngành, và đoàn thể tổ chức.

Các sản phẩm của công ty đã mở bán trên các sàn thương mại điện tử. Nhờ đó, chị và đội ngũ bán hàng của công ty đã được trang bị kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cơ bản để hội nhập vào thế giới thương mại số.

Với sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp đã nhanh chóng tiếp cận các nền tảng thương mại số, tìm hiểu các yêu cầu, quy định ràng buộc và thực hành mở bán các sản phẩm trên các sàn như OCOP, Bưu điện, Shopee, TikTok.

Từ đầu năm 2024, chị đã mạnh dạn ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ mới để quảng bá và bán hàng như sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết nội dung và sản xuất video về sản phẩm.

Việc ứng dụng công nghệ đã giúp chị mở rộng độ tiếp cận khách hàng và sản phẩm bán ra cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, sản lượng hàng bán qua các sàn vẫn còn ít so với mong muốn của chị. Công ty mạnh dạn đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.

Chị cũng cho biết, mặc dù đã nỗ lực nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Chị gặp khó khăn khi tiếp cận các nền tảng số vì mỗi nền tảng có những quy định khác nhau về việc mở gian hàng, quản lý gian hàng, quy cách đăng bán, cập nhật và chiết khấu.

Sản phẩm của chị phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm cùng loại, và quá trình xây dựng niềm tin với khách hàng rất dài. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ như chị còn gặp hạn chế về nguồn lực, kỹ năng giao tiếp và tạo dựng lòng tin.

Cần thêm những trợ lực

Cũng theo chị Dịu, việc bán hàng trên các nền tảng số là tất yếu, do đó chị vẫn kiên trì đưa sản phẩm của mình lên các sàn thương mại điện tử để từng bước xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp của chị cần những trợ lực mạnh mẽ hơn trong việc cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới để tạo thêm lòng tin và uy tín cho khách hàng.

Tương tự, anh Nguyễn Kiến Phương, Giám đốc HTX Nông nghiệp Dịch vụ bơ núi lửa Krông Nô, đã đưa sản phẩm bơ đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao lên các sàn thương mại điện tử.

Thế nhưng, anh gặp khó khăn về công nghệ, nhân lực và việc đầu tư thường xuyên cho các kênh bán hàng hiện đại. Anh cũng nhận thấy rằng người tiêu dùng hiện nay vẫn ít biết đến các sản phẩm đạt sao OCOP.

Anh Phương cho rằng, trong thời gian tới, Nhà nước và các chủ thể cần tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.

Ngoài việc định hướng doanh nghiệp phát triển sản phẩm đúng tiêu chí, cần tập trung nâng cao nhận thức người tiêu dùng để định hình xu hướng tiêu dùng sản phẩm đặc trưng, đặc sản địa phương OCOP.

Hiện nay, đa phần người tiêu dùng còn chưa biết hoặc ít tin dùng sản phẩm OCOP của Đắk Nông dù đã đạt nhiều chứng nhận về chất lượng.

Qua nhận định của cơ quan chức năng cho thấy, sản phẩm của Chương trình OCOP còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các sàn thương mại điện tử, một phần do chủ thể chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, nên khó cạnh tranh về mặt công nghệ với các công ty lớn.

Để bán được sản phẩm OCOP tại các đô thị lớn, cần có các kênh thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm.

Vì vậy, rất cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP, giúp họ đổi mới sáng tạo, đổi mới mẫu mã sản phẩm đặc sắc của cộng đồng bản địa, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, đến nay các cấp, ngành, đoàn thể tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng cho các chủ thể OCOP để đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
(Theo Báo Đăk Nông)

Tin xem nhiều

Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hội nhập quốc tế tại tỉnh Ninh Bình
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hội nhập quốc tế tại tỉnh Ninh Bình

29/09/2024

Ngày 29-9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo khoa học "Khởi tạo và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hội nhập quốc tế tại Ninh Bình - Vấn đề và giải pháp".

Vận hành trung tâm nghiên cứu, khởi nghiệp Fintech đầu tiên tại miền Trung
Vận hành trung tâm nghiên cứu, khởi nghiệp Fintech đầu tiên tại miền Trung

27/09/2024

Trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp VKU Fintech Hub được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, hệ thống phần mềm chuyên dụng nhằm mục đích đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp công nghệ tài chính (Fintech).

Hợp tác xã thích ứng với chuyển đổi số
Hợp tác xã thích ứng với chuyển đổi số

23/09/2024

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Bình có 74 hợp tác xã (HTX), chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian qua, địa phương đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp để khuyến khích các chủ thể HTX tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Chuyển đổi số để nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chuyển đổi số để nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp

14/09/2024

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, động lực tạo đột phá trong phát triển KT-XH của tỉnh, nhiều ngành, lĩnh vực đã và đang “đi tắt đón đầu” trong việc ứng dụng CĐS vào hoạt động chỉ đạo, điều hành và trong đời sống hằng ngày. Những thành công đạt được trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS là minh chứng cho thấy tư duy và tầm nhìn chiến lược của tỉnh, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Hà Nội: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn phát triển kinh tế số
Hà Nội: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn phát triển kinh tế số

09/09/2024

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 10763/VP-KSTTHC truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải về việc đẩy mạnh hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng.

Thanh Hóa: Techfest đổi mới sáng tạo mở tại Trường Đại học Hồng Đức
Thanh Hóa: Techfest đổi mới sáng tạo mở tại Trường Đại học Hồng Đức

08/09/2024

Sự kiện được tổ chức nhằm tạo cơ hội kết nối, là nơi hội tụ những tư duy tiên phong, sáng tạo, cùng nhau chia sẻ, học hỏi và hợp tác để phát triển.

OCOP Đắk Nông trên nền tảng số
OCOP Đắk Nông trên nền tảng số

07/09/2024

Quảng bá, bán hàng trên các nền tảng số hiện đại được các chủ thể OCOP Đắk Nông chú ý, nhưng thực tế vẫn chưa đạt kết quả như kỳ vọng.

Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số
Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số

03/09/2024

Những năm qua, chuyển đổi số (CÐS) đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, CÐS không chỉ đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ mới mà còn là quá trình tái cấu trúc, thay đổi phương thức hoạt động, tạo ra những giá trị mới.

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore
Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

30/08/2024

Các hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Đà Nẵng và Hàn Quốc, Singapore đẩy mạnh kết nối hợp tác, xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo.

Xem thêm