Thanh Hóa: Techfest đổi mới sáng tạo mở tại Trường Đại học Hồng Đức

Written by 08/09/2024


Sự kiện được tổ chức nhằm tạo cơ hội kết nối, là nơi hội tụ những tư duy tiên phong, sáng tạo, cùng nhau chia sẻ, học hỏi và hợp tác để phát triển.

Sáng 8/9/2024, Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) đã tổ chức hội nghị Kết nối với các vườn ươm, làng đổi mới sáng tạo, startup, SME, Hợp tác xã, làng nghề trên cả nước và tổng kết các kết quả nổi bật trong quá trình thực hiện các nội dung của nhiệm vụ - Thuộc nhiệm vụ 844 (Mã số 844.NV04.ĐHHĐ.11-23).

Hội nghị thu hút sự tham dự của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong nước và quốc tế từ các vườn ươm, các làng ĐMST, các Hiệp hội, các cơ quan trung ương, các địa phương, các Sở, Ban ngành cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Hội nghị lần này cũng thu hút hàng trăm các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, các tổ chức đoàn thể các cấp, các thầy cô giáo từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt là sự tham gia của gần 300 sinh viên của Trường Đại học Hồng Đức.

Thực hiện nội dung Hợp đồng số 11/2023/HĐ-DDA844 ngày 10/3/2023 giữa Trường Đại học Hồng Đức với Văn phòng các Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia và Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ về việc thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại bộ, ngành, địa phương, Tổ chức có tiềm năng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”- thuộc Đề án 844.

đại học hồng đức

PGS.TS. Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quốc Huy

Thời gian qua Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức thành công hai khóa đào tạo chuyên sâu về “Khai thác và vận hành các dịch vụ chính của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Khóa đào tạo thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng, bao gồm cán bộ cơ hữu của Trung tâm, đội ngũ giảng viên nguồn về giảng dạy, cố vấn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, sinh viên Trường Đại học Hồng Đức, và đại diện các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

 
 

Triển lãm được tổ chức nhằm mục đích để các doanh nghiệp/startup kết nối, trưng bày, giới thiệu công nghệ/sản phầm/dịch vụ và mô hình kinh doanh ĐMST đến các khách hàng, các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế và trên 10 startup đến từ các địa phương trên cả nước.

Cùng với đó, Hội nghị “Kết nối và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo” đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình thực hiện Đề án 844. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại bộ, ngành, địa phương, tổ chức có tiềm năng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, Trường Đại học Hồng Đức đã đạt được những kết quả nổi bật, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và trong khu vực.

Tại hội nghị, các chuyên gia trong và ngoài nước đã trình bày 6 chuyên đề về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái và các công cụ, mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

TS. Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đã trình bày tham luận “Vai trò của đổi mới sáng tạo mở với Doanh nghiệp và cơ hội, thách thức cho Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trường Đại học Hồng Đức trong bối cảnh đổi mới sáng tạo mở tại các Doanh nghiệp”, tham luận đã làm rõ hơn về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo mở và những thách thức cũng như cơ hội cho các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cụ thể là Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trường Đại học Hồng Đức.

đại học hồng đức
TS. Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia trình bày tại Hội nghị. Ảnh: Quốc Huy

Ngoài ra còn có các bài tham luận của ông Anderson Tan, Giám đốc Công ty Accelebator, Singapore đã trình bày tham luận “Bối cảnh của hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực Châu Á”, cung cấp cái nhìn toàn diện về hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực, từ đó giúp hiểu rõ hơn về cách các hệ sinh thái khác nhau phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Bà Nguyễn Quỳnh Anh - Trưởng phòng nghiên cứu phụ trách các hoạt động nghiên cứu, tư vấn chuyên sâu về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Công ty BAMBUUP với tham luận “Các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo & mô hình điển hình trên thế giới”.

Ông Lucas Cheong - Nhà sáng lập UnravelX, Startup từ Singapore với bài tham luận “AI tạo sinh trong đào tạo khởi nghiệp: Chuyển đổi phương pháp học tập cho thế hệ doanh nhân tiếp theo”. Tham luận của bà Phạm Thị Ân, Nhà sáng lập nhãn hàng Nấm Gaco, Công ty TNHH SXTM Hồng Ân, với chủ đề: “Khởi nghiệp nông nghiệp: Câu chuyện startup với mentor trong hoạt động khởi nghiệp”.

Đây là những bài tham luận có nội dung chuyên môn sâu, rất thiết thực, bổ ích để Trường Đại học Hồng Đức có thể vận dụng vào thực tế của Nhà trường. Cũng như các doanh nghiệp, chủ thể khởi nghiệp và các em học sinh, sinh viên tham dự Hội nghị.

đại học hồng đức
Các gian hàng tham gia Triển lãm trưng bày, giới thiệu công nghệ/sản phầm/dịch vụ và mô hình kinh doanh ĐMST. Ảnh; Quốc Huy

Trong khuôn khổ chương trình, cũng đã diễn ra ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Hồng Đức với các đối tác: Hiệp hội Nữ Doanh nhân tỉnh Thanh Hóa; Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hóa; Ký kết biên bản làm việc với UnravelX Private Limited; Ký kết hợp tác với Công ty TNHH 3G Cộng; Ký kết hợp tác với Công ty CP Thiết bị Giáo dục Hồng Đức.

Thành công của hội nghị lần này, không chỉ là dịp để trao đổi về những thành công, thách thức và cơ hội phía trước, mà còn là cơ hội để mở ra những hợp tác chiến lược mới, giúp các vườn ươm, làng ĐMST, startup, SME, Hợp tác xã, làng nghề cùng tiến xa hơn trên con đường khởi nghiệp ĐMST. Cùng góp phần tạo nên những sáng kiến, những đổi mới sáng tạo đột phá và mang lại những giá trị bền vững cho các doanh nghiệp, cho Nhà trường và cho toàn xã hội.

Chiều cùng ngày, Trường Đại học Hồng Đức cũng sẽ tổ chức giới thiệu và phát động Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo về Chuyển đổi số trong thích ứng biến đổi khí hậu” năm 2024. Cuộc thi này nhằm tạo ra một môi trường kích thích sự sáng tạo và hợp tác để xây dựng các giải pháp số hóa sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu đang tác động rất lớn đến trẻ em và thanh thiếu niên.
(Theo Báo Công thương)

Tin xem nhiều

Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hội nhập quốc tế tại tỉnh Ninh Bình
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hội nhập quốc tế tại tỉnh Ninh Bình

29/09/2024

Ngày 29-9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo khoa học "Khởi tạo và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hội nhập quốc tế tại Ninh Bình - Vấn đề và giải pháp".

Vận hành trung tâm nghiên cứu, khởi nghiệp Fintech đầu tiên tại miền Trung
Vận hành trung tâm nghiên cứu, khởi nghiệp Fintech đầu tiên tại miền Trung

27/09/2024

Trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp VKU Fintech Hub được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, hệ thống phần mềm chuyên dụng nhằm mục đích đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp công nghệ tài chính (Fintech).

Hợp tác xã thích ứng với chuyển đổi số
Hợp tác xã thích ứng với chuyển đổi số

23/09/2024

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Bình có 74 hợp tác xã (HTX), chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian qua, địa phương đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp để khuyến khích các chủ thể HTX tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Chuyển đổi số để nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chuyển đổi số để nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp

14/09/2024

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, động lực tạo đột phá trong phát triển KT-XH của tỉnh, nhiều ngành, lĩnh vực đã và đang “đi tắt đón đầu” trong việc ứng dụng CĐS vào hoạt động chỉ đạo, điều hành và trong đời sống hằng ngày. Những thành công đạt được trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS là minh chứng cho thấy tư duy và tầm nhìn chiến lược của tỉnh, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Hà Nội: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn phát triển kinh tế số
Hà Nội: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn phát triển kinh tế số

09/09/2024

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 10763/VP-KSTTHC truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải về việc đẩy mạnh hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng.

Thanh Hóa: Techfest đổi mới sáng tạo mở tại Trường Đại học Hồng Đức
Thanh Hóa: Techfest đổi mới sáng tạo mở tại Trường Đại học Hồng Đức

08/09/2024

Sự kiện được tổ chức nhằm tạo cơ hội kết nối, là nơi hội tụ những tư duy tiên phong, sáng tạo, cùng nhau chia sẻ, học hỏi và hợp tác để phát triển.

OCOP Đắk Nông trên nền tảng số
OCOP Đắk Nông trên nền tảng số

07/09/2024

Quảng bá, bán hàng trên các nền tảng số hiện đại được các chủ thể OCOP Đắk Nông chú ý, nhưng thực tế vẫn chưa đạt kết quả như kỳ vọng.

Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số
Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số

03/09/2024

Những năm qua, chuyển đổi số (CÐS) đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, CÐS không chỉ đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ mới mà còn là quá trình tái cấu trúc, thay đổi phương thức hoạt động, tạo ra những giá trị mới.

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore
Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

30/08/2024

Các hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Đà Nẵng và Hàn Quốc, Singapore đẩy mạnh kết nối hợp tác, xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo.

Xem thêm