Chuyển đổi số nông nghiệp Nghệ An: Nhiều tín hiệu vui
Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 16.486,5km2. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đồi núi (chiếm 83%). Đặc điểm trên đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An phải tìm ra cách làm sáng tạo để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng phù hợp với điều kiện địa phương, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp tục phát triển các diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đưa chuyển đổi số vào áp dụng từng bước là cách làm của Nghệ An.
Lựa chọn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An là nơi phát triển đàn bò sữa chất lượng cao, Tập đoàn TH đã ứng dụng những công nghệ cao, công nghệ 4.0 hàng đầu thế giới kết hợp khoa học quản trị hiện đại vào sản xuất kinh doanh dự án sữa tươi sạch. Những hệ thống quản trị tiên tiến hàng đầu thế giới được đưa vào vận hành như: Quy trình chăn nuôi, quản lý đàn bò, chuồng trại sử dụng hệ thống quản lý bò sữa tiên tiến Afimilk (Israel); Quy trình quản lý dịch bệnh, thú y của New Zealand; Quy trình, thiết bị xử lý nước, chất thải của Nhật, Israel, Hà Lan, hệ thống quản lý tài chính SAP của Đức...
Với những chiến lược phát triển táo bạo, mạnh mẽ, TH luôn chú trọng đầu tư và ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại. Nền tảng đó phải đủ sức mạnh, phải đủ tính linh hoạt, phải đủ tốc độ, để tích hợp được mọi quy trình vào. Không những đó là nền tảng công nghệ hiện đại nhất mà nó còn là nền tảng công nghệ có thể thay đổi được trước những biến động của thế giới. Dự án chuyển đổi nền tảng công nghệ lên SAP S/4 HANA là bước đi tiếp theo, minh chứng cho tư duy kiên định của TH về ứng dụng những thành tựu mới nhất của nền khoa học – công nghệ thế giới. SAP S/4 HANA (High-Performance Analytic Appliance) là một giải pháp toàn diện kết hợp giữa hệ thống phần cứng, cơ sở dữ liệu của Tập đoàn SAP (Đức). Công nghệ này được coi là thành tựu lớn mới nhất của khoa học điện toán thuộc cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Không chỉ những tập đoàn lớn có mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang thực hiện chuyển đổi số tốt và cho thấy hiệu quả mà những nông dân, doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông nghiệp, những người khởi nghiệp nông nghiệp tại đây cũng đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số.
Mô hình sản xuất nông nghiệp được triển khai tại trang trại Đồi Chồi được đánh giá là trang trại nông nghiệp sạch, an toàn hữu cơ, áp dụng công nghệ cao hiện đại bậc nhất tỉnh Nghệ An và huyện Đô Lương. Tại đây gieo trồng một số giống cây như nho hạ đen, dưa lưới,... trong nhà màng với toàn bộ hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và tưới nhỏ giọt hoàn toàn tự động có thể giám sát, điều hành trên điện thoại thông minh. Không chỉ áp dụng phương thức canh tác nông nghiệp công nghệ cao, các quy trình còn lại của quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lý giám sát chuỗi cung ứng sản phẩm cũng được chuyển đổi số mạnh mẽ. Nhật ký sản xuất được nhập và hiển thị hàng ngày bằng một ứng dụng quản lý giám sát để truy suất nguồn gốc và lưu dữ liệu trên toàn hệ thống giám sát. Sản phẩm được quảng bá, giới thiệu và ký kết theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển trên trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.
Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp để tự động hoá, tối giản quy trình sản xuất, quản lý, giám sát là hướng đi đột phá, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp giảm thiểu chi phí và rủi ro trong sản xuất, tạo điều kiện tiếp cận thị trường nhanh chóng cho nhiều doanh nghiệp và nông dân Nghệ An. Mặc dù khởi động chậm hơn một chút nhưng ngành nông nghiệp Nghệ An đã có những bước đi đầu tiên trong ứng dụng chuyển đổi số.Trên nền tảng các sản phẩm được xây dựng hồ sơ quản lý chất lượng, nhãn hiệu hay xây dựng sản phẩm theo tiêu chuẩn Ocop, một số sản phẩm nông nghiệp như cam, chanh, ổi và một số sản phẩm khác được cấp mã vạch, dán mã QR.
Tỉnh Nghệ An đã nhận thức rõ những lợi ích lớn từ chuyển đổi số đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Các cơ quan, ban ngành của tỉnh cũng đã và đang kiến tạo những chính sách cởi mở trong lĩnh vực này, để ngày càng có nhiều doanh nghiệp có thể tham gia đồng hành cùng địa phương xây dựng các giải pháp cho nông nghiệp Nghệ An thời công nghệ số. Thực tế cũng đã và đang có những đơn vị tham gia hỗ trợ địa phương từng bước chuyển đổi số nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm, cần sự tham gia của nhiều đơn vị hơn nữa, với những giải pháp hiệu quả và tiến tới đồng bộ các giải pháp với nhau để tạo nên hệ sinh thái đa nền tảng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp của Nghệ An.
Những năm qua, Nghệ An đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sinh thái, xem sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền tảng trong xu thế mới, mục tiêu tạo ra lượng sản phẩm đủ lớn, chất lượng tốt, năng suất vượt trội. Không dừng lại ở đó, việc “phủ sóng” công nghệ cao còn góp phần đa dạng hóa thương hiệu, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, cung cấp cho chế biến công nghiệp. Giai đoạn 2015 - 2022, ngành nông nghiệp Nghệ An đã xây dựng, tham mưu ban hành và triển khai có hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch, chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, trong đó trọng tâm là ứng dụng công nghệ cao.
Để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trên lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Nghệ An đang tiếp tục xây dựng lộ trình thực hiện, tiếp tục tham mưu, xây dựng đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ số hiện đại, đồng bộ, xây dựng hệ thống dữ liệu ngành nông nghiệp; khuyến khích người dân, doanh nghiệp số hóa các quy trình sản xuất, tiến tới tích hợp, minh bạch sản phẩm bằng hệ thống quét mã QR code. Xây dựng và hoàn thiện chính sách phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp phù hợp và kịp thời; đồng thời đẩy mạnh thông tin, truyền thông tuyên truyền về sự cần thiết cũng như vai trò, lợi ích của ứng dụng công nghệ số vào quản lý điều hành, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận tiếp cận chính sách và đưa công nghệ số vào sản xuất, qua đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp Nghệ An hiện đại, bền vững.
Nghe An records positive signs in agriculture digital transformation
As of the third quarter of 2023, Nghe An province has achieved many positive results in implementing the Resolution of the 13th Party Congress and the Resolution of the 19th Provincial Party Congress in the 2020-2025 term. The province’s agriculture sector is now taking the lead in the country. Nghe An has gradually carried out agricultural digital transformation with many positive signs.
Nghe An has the largest natural area in the country, over 16,486.5 sq.km, most of which (83%) is mountainous. This requires the Party Committee, government and people of the province to creatively implement the Resolution of the 13th Party Congress in accordance with its conditions, especially in the field of agriculture. Therefore, it has decided to develop high-tech production areas and apply digital transformation to the sector.
Choosing Nghia Dan district, Nghe An province, as a place to develop high-quality dairy cows, TH Group has applied world-leading high technology and 4.0 technology combined with modern management science to the clean fresh milk project. It has also put into operation world-leading management systems such as Afimilk advanced dairy management system (Israel) for raising and managing dairy cows; veterinary and disease management process (New Zealand); water and waste treatment processes and equipment (Japan, Israel, the Netherlands), and SAP financial management system (Germany), etc.
With bold development strategies, TH Group always focuses on investing and applying cutting-edge platforms, which should be strong enough, flexible enough and fast enough to integrate all processes and to adapt to the volatility of the world.
The project on shifting the technology platform to SAP S/4 HANA is the next step demonstrating the group’s steadfast thinking on applying the latest scientific and technological achievements of the world. SAP S/4 HANA (High-Performance Analytic Appliance) is a comprehensive solution of Germany’s SAP Group, which combines hardware and database systems. The technology is considered the latest major achievement of computing science in the Fourth Industrial Revolution.
Large corporations in Nghe An province have been implementing digital transformation effectively. Meanwhile, many farmers, agricultural production and processing enterprises and agricultural startups have also gradually approached digital transformation.
The agricultural production model implemented at Doi Choi farm is considered the cleanest, safest organic agricultural farm with the most modern technology in Nghe An province and Do Luong district. On the farm, some varieties of plant such as grape and cucumis melo have been grown in polyhouses, where the automated management system for temperature, humidity and drip irrigation can be monitored on smartphone. Not only applying high-tech agricultural farming methods, the farm has promoted digital transformation in remaining processes, including production, business and product supply chain management and supervision. Its production diary is updated and displayed every day with a monitoring management application to trace and save data throughout the monitoring system. Its products are popularized, introduced and signed according to each stage of growth and development on social networks and e-commerce platforms.
Applying leading-edge technology and digital transformation in agriculture to automate and simplify production, management and monitoring processes is a breakthrough direction which helps improve product quality, reduce costs and risks in production, and facilitate market access for many businesses and farmers in Nghe An. The province has taken the first steps in the digital transformation journey, although it’s a bit later than others. It has drawn up quality or brand management records and developed products according to OCOP standards. As a result, some products here such as oranges, lemons, guavas have been provided with barcodes and QR codes.
Creating momentum for development
Nghe An province has clearly recognized the great benefits from digital transformation for its agricultural sector. Provincial agencies and departments have developed open policies in this field, so that more businesses can join the locality in building solutions for Nghe An’s agriculture in the digital technology era. In fact, there are units supporting localities to implement digital transformation in agriculture. However, there is still much work to be done, requiring the participation of more units with effective solutions, proceeding to synchronize the solutions so as to create a multi-platform digital technology ecosystem in Nghe An province’s agricultural sector.
In recent years, Nghe An has paid special attention to comprehensive ecological agricultural development, considering hi-tech agricultural production as the foundation of the new trend, with the goal of creating a large quantity of products with good quality and outstanding productivity. The “coverage” of high technology also contributes to diversifying brands, increasing the competitiveness of products in the market, and providing for industrial processing. In the 2015 – 2022 period, Nghe An’s agricultural sector developed, promulgated and effectively implemented projects, programs, plans and policies on promoting agricultural production with a focus on the application of high technology.
To accelerate digital transformation in the agricultural sector, Nghe An province is creating a roadmap, asking for advice, investing in and upgrading its digital technology infrastructure towards modernity and synchronization, building an agricultural data system, and promoting product transparency using QR code scanning system. It is also developing and completing policies for digital transformation in agriculture; promoting propaganda about the necessity, the role and the benefits of digital technology application in management, production and sales of agricultural products; promoting training, improving qualification and capacity to access policies and apply digital technology to production, thereby contributing to building a modern and sustainable agriculture sector.