Khắc phục tình trạng thiếu chuyên gia về chuyển đổi số

Written by Admin 26/06/2023

Thiếu chuyên gia chuyển đổi số: Thách thức lớn

Tiến trình chuyển đổi số quốc gia đang có những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Một trong những mối lo lắng lớn nhất đối với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp lúc này chính là thiếu đội ngũ chuyên gia về chuyển đổi số. “Điểm nghẽn” thiếu chuyên gia có thể khiến tiến trình chuyển đổi số quốc gia bị kéo dài hơn mong muốn và hạn chế khả năng thành công khi chuyển đổi số.

Làm việc với các bộ, ban, ngành về chuyển đổi số thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rất nhiều lần nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi số quốc gia vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, và một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất là thiếu hụt nhân lực trình độ cao cho chuyển đổi số.

Báo cáo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, mỗi năm có khoảng 65.000 sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan trực tiếp tới chuyển đổi số. Tuy nhiên, để thực hiện được quá trình chuyển đổi số quốc gia thì nhân lực kỹ thuật phải chiếm khoảng 2% trong cơ cấu nguồn nhân lực, nghĩa là phải có tối thiểu 80.000 sinh viên chuyên ngành kỹ thuật mỗi năm. Nguồn sinh viên này sẽ trở thành những chuyên gia chuyển đổi số. Có thể nói, Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng nhân lực có kiến thức, kỹ năng, làm chủ các công nghệ mới, công nghệ đặc trưng của chuyển đổi số như: Trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, tự động hóa, blockchain…

Báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 của TopDev cung cấp số liệu đáng quan ngại: Mỗi năm chỉ có khoảng 30% sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần. Có tới 61,5% số chuyên gia nhân sự tham gia khảo sát nói rằng, khó khăn lớn nhất khi phụ trách tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin là tìm kiếm ứng viên có năng lực.

Và theo một cuộc khảo sát về nhu cầu đào tạo được Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành, có tới 90% số lượng doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và cử người lao động đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về công nghệ thông tin ứng dụng, đặc biệt là về an toàn không gian số, IoT và hệ thống nhúng.


“Báo cáo chuyển đổi số doanh nghiệp 2021: Rào cản và nhu cầu chuyển đổi số” do Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng thực hiện với Dự án USAID LinkSME nêu rõ, thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số là một trong năm rào cản hàng đầu, phần lớn các doanh nghiệp đều có nhu cầu bức thiết về việc tìm được sự tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia chuyển đổi số để có thể lựa chọn công nghệ và xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả.

Triển khai chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cục Phát triển doanh xác định một nội dung rất quan trọng, rất cần thiết là phải xây dựng và điều phối một mạng lưới các chuyên gia chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phát triển mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số này bằng cách nào thì vẫn là một câu hỏi lớn, một bài toán khó cần sớm tìm lời giải thỏa đáng.

Tại tỉnh Sơn La, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đang rất đau đầu với câu chuyện nhiều đơn vị cấp huyện, xã chưa có cán bộ chuyên trách/phụ trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin. Phần lớn số lượng cán bộ chuyên trách/phụ trách còn chưa được đào tạo đạt chuẩn kỹ năng chuyên nghiệp về công nghệ thông tin, an toàn thông tin, thế nên phát triển lực lượng chuyên gia chuyển đổi số tại địa phương dường như vẫn đang chỉ là những mục tiêu trong kế hoạch dài hạn.

Chuyên gia về chuyển đổi số không chỉ cần phải có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về công nghệ mà còn phải am hiểu, giàu kinh nghiệm về các lĩnh vực cụ thể chuyên ngành khác như tài chính, giáo dục, y tế, giao thông… Không dễ gì để có được một nhân sự hội tụ đủ những điều kiện đó ngay trong một sớm một chiều. Trong khi các công nghệ số lại đang có tốc độ phát triển rất nhanh.

Lấy luôn doanh nghiệp mình làm dẫn chứng minh họa cụ thể cho câu chuyện thiếu hụt trầm trọng chuyên gia chuyển đổi số, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC kể: Khi đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, Samsung yêu cầu CMC cung ứng cả ngàn nhân sự. Mặc dù rất nỗ lực nhưng thực tế, CMC chỉ hoàn thành được 30% yêu cầu.

Tương tự, đại diện Tập đoàn Viettel chia sẻ hiện trạng mỗi năm cần hàng ngàn nhân lực công nghệ cao, thế nhưng thực tế mới đây, trong hơn 1.000 hồ sơ ứng tuyển, Viettel chỉ chọn được hơn 100 ứng viên để đào tạo tham gia các dự án quan trọng phục vụ chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Công ty TNHH Sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam cũng đang trong tình trạng “đói” nhân lực chất lượng cao. Công bố nhu cầu tuyển dụng nhân lực phụ trách điều hành hệ thống máy chủ, kết nối các hoạt động giao dịch quốc tế với mức lương khởi điểm 23 triệu đồng/tháng, vậy mà sau hơn 6 tháng, doanh nghiệp này mới tuyển được 3 người.

Đặc biệt, trong bối cảnh các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng, chuyển đổi số sẽ khó có thể thành công và duy trì bền vững nếu thiếu một chiến lược bảo mật phù hợp và đội ngũ chuyên gia đủ năng lực, kinh nghiệm để hình thành lực lượng bảo vệ an toàn thông tin mạng tại các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Thế nhưng theo khảo sát của Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi tỉnh, thành hiện nay mới chỉ có trung bình khoảng 2,8 người làm công tác an toàn thông tin. Nếu tính riêng về chuyên gia an toàn thông tin thì chỉ một số tỉnh, thành phố lớn may ra có được 1 người. Điều này thật đáng buồn và cũng rất đáng lo.

Nhiều giải pháp để phát triển lực lượng chuyên gia

Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành hồi cuối tháng 1/2022 theo Quyết định số 146/QĐ-TTg. Nhiệm vụ chủ trì, triển khai thực hiện Đề án được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông.

Một mục tiêu đáng chú ý của Đề án là đến năm 2025 đào tạo được tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Đề án đã nêu rõ nhóm các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, gồm: Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước đến cấp xã, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Lựa chọn tối thiểu 1.000 cán bộ từ các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương và một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng tổng hợp, phân tích dữ liệu số để hỗ trợ ra quyết định phù hợp theo chuyên môn, ngành nghề, lĩnh vực.

Hình thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở liên kết 1.000 chuyên gia chuyển đổi số với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực chuyển đổi số, công nghệ số để gắn kết sức mạnh tri thức, thúc đẩy chuyển đổi số.

Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thí điểm mô hình "Giáo dục đại học số" tại một số trường đại học phù hợp.

Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chuyên ngành công nghệ số như công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tài chính số, kinh doanh số, truyền thông số. Tổ chức đào tạo bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng số cho giảng viên đại học, nhất là giảng viên các chuyên ngành kinh tế và xã hội…

Trung tuần tháng 2/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Văn bản số 489 gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg, yêu cầu phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 146/QĐ-TTg cho cả giai đoạn và kế hoạch hằng năm, bảo đảm đồng bộ các nội dung của kế hoạch với chương trình, kế hoạch phát triển chính phủ số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Đối với nhóm các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần lựa chọn, cử cán bộ và bố trí kinh phí cho cán bộ tham gia chương trình đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số và các hoạt động của mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia theo điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đồng hành với nhiệm vụ phát triển mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì và phối hợp triển khai nhiều hoạt động bồi dưỡng, đào tạo quy mô lớn. Theo số liệu của Cục Chuyển đổi số quốc gia, trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức bồi dưỡng về chuyển đổi số cho 117.158 lượt cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương. Trong đó 42.646 lượt cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch. Đây là một trong những nguồn nhân lực có thể bổ sung vào mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số của quốc gia thời gian tới.

TS. Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông từng nhấn mạnh, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực số là yếu tố then chốt trong việc xây dựng lực lượng nòng cốt, hình thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số trên toàn quốc để dẫn dắt, tổ chức, lan tỏa tiến trình chuyển đổi số góp phần bảo đảm công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách nhanh, hiệu quả, bền vững và thành công.

Đề cao vai trò của các cơ sở giáo dục trong việc phát triển các chuyên gia chuyển đổi số, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Vụ Công nghệ thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị: Các cơ sở giáo dục cần được quy hoạch, phân tầng theo chất lượng đào tạo; xây dựng, phát triển nhóm "tinh hoa" đào tạo nhân lực công nghệ thông tin với đội ngũ giảng viên giỏi, chuyên gia về nghiên cứu công nghệ. Bên cạnh việc đào tạo chính quy thì cần tăng cường cả đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại về công nghệ thông tin, đào tạo thực tế tại các doanh nghiệp…

Thực tế thời gian qua, để ứng phó với thực trạng thiếu hụt chuyên gia giàu kinh nghiệm, kỹ năng về chuyển đổi số, nhiều giải pháp đã và đang được các bộ, ngành, tỉnh, thành, doanh nghiệp triển khai như: Đào tạo thêm cho nguồn nhân lực chuyển đổi số hiện có; Phối hợp cùng các cơ sở đào tạo để có thêm nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số; “Săn” ứng viên từ nước ngoài về làm việc trong nước để triển khai các sản phẩm và giải pháp công nghệ tiên tiến liên phục vụ chuyển đổi số; Tăng cường hợp tác quốc tế để khai thác và phát huy sự tham gia của lực lượng chuyên gia chuyển đổi số nước ngoài; Thiết lập/tham gia các mạng lưới toàn cầu, mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, tiến hành các hoạt động liên doanh đào tạo và nghiên cứu, phát triển; Khuyến khích tự túc du học hoặc hỗ trợ kinh phí để đào tạo lao động chuyên môn, kỹ thuật cao ở nước ngoài.…

Điển hình như Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), trong năm 2022 đã liên tục đầu tư cho các hoạt động đào tạo nhân lực để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số với chi phí tăng lên gấp đôi so với năm 2021. Hơn 500 nhân viên đã được đào tạo về kỹ thuật số, hơn 1.800 người đã được đào tạo về điện toán đám mây và hơn 70 người đạt chứng nhận về điện toán đám mây...

Những chuyên gia chuyển đổi số được “săn đón” nhiều nhất hiện nay là các chuyên gia chuyên ngành tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, nhân sự, sản xuất, thương mại, y tế, giáo dục… có hiểu biết về các công nghệ số. Với sự am hiểu, tinh thông nghiệp vụ và quy trình hoạt động của ngành, đội ngũ này sẽ có thể xác định những quy trình phù hợp để tiến hành chuyển đổi số một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Thêm một lần nữa lưu ý, lực lượng các chuyên gia chuyển đổi số đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của công cuộc chuyển đổi số tại các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp. Nếu không có kế hoạch để sớm tháo gỡ “điểm nghẽn” này, mục tiêu đưa Việt Nam trở thành “cường quốc số” sẽ là giấc mơ còn xa.

Hà Minh

 

Câu chuyện thành công khác

Toàn cảnh bức tranh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

13/10/2023


By

Admin

(kbchn) - Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới. Khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Công nghệ phần mềm
Xây dựng thương hiệu cho người khởi nghiệp

13/10/2023


By

Admin

(kbchn) - Xây dựng các khu công nghệ tập trung từ lâu đã là hướng đi trọng tâm của chính quyền TP.HCM nói riêng và Chính phủ Việt Nam nói chung. Đi vào hoạt động đến nay vừa tròn 20 năm, Công viên phần mềm Quang Trung tập hợp hàng trăm doanh nghiệp công nghệ của khu vực miền Nam, trong đó có 5 doanh nghiệp có quy mô trên 1000 người. Quan trọng nhất, khu công nghệ tập trung này mang đến nhiều cơ hội kết nối với đối tác lớn, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp quảng bá thương hiệu của mình.

Công nghệ phần mềm
Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp để trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

13/10/2023


By

Admin

(kbchn) - Năm 2021, thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” .

Công nghệ phần mềm
SBC 2021: NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

13/10/2023


By

Admin

Được phát động vào ngày 19/01/2021 tại Trường Đại học Ngoại Thương, sau hơn một tháng mở đơn đăng ký, cuộc thi toàn cầu về Sáng tạo kinh doanh xã hội – SBC 2021 đã thu về được nhiều thành tích ấn tượng. Trên quy mô toàn cầu, SBC 2021 đã nhận được 163 dự án đăng ký (nhóm) dự thi của hơn 650 người tham gia đến từ 24 quốc gia và 80 trường đại học trên toàn thế giới.

Công nghệ phần mềm
Khát vọng đưa công nghệ Việt vươn tầm thế giới

13/10/2023


By

Admin

(kbchn) - Việt Nam từ một quốc gia đứng vị trí thứ 4 trong 6 nước ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên thứ hạng 3, chỉ sau Indonesia và Singapore. Hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp tục có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Chính phủ Việt Nam đã quyết định đề ra mục tiêu tạo 10 kỳ lân công nghệ vào năm 2030 và trở thành trung tâm khởi nghiệp công nghệ của Đông Nam Á.

Công nghệ phần mềm
Nếu như những năm trước, Việt Nam chỉ thu hút được 1 - 3% tổng vốn đầu tư mạo hiểm của khu vực ĐNA thì nay con số đó đã là 19%, tăng từ vị trí số 5 lên vị trí số 3 chỉ sau Indonesia và Singapore.

13/10/2023


By

Admin

(kbchn) - Nếu như những năm trước, Việt Nam chỉ thu hút được 1 - 3% tổng vốn đầu tư mạo hiểm của khu vực ĐNA thì nay con số đó đã là 19%, tăng từ vị trí số 5 lên vị trí số 3 chỉ sau Indonesia và Singapore.

Công nghệ phần mềm
Hệ sinh thái ezCloud: Giải quyết ba bài toán của ngành du lịch

13/10/2023


By

Admin

(kbchn) - Trong bối cảnh công nghệ thông tin, các dịch vụ số đang ngày càng phát triển không ngừng như hiện nay, thì du lịch cũng là một ngành tất yếu cần phải “chuyển mình”. Đón đầu xu hướng đó, Công ty TNHH Công nghệ ezCloud Toàn Cầu đã cho ra mắt Hệ sinh thái ezCloud. Đây là bộ giải pháp dành cho các khách sạn và khu vui chơi, quản lý 3 hoạt động chính, quan trọng nhất trong dịch vụ du lịch đó là: Vận hành, phân phối và bán hàng.

Công nghệ phần mềm
Đại học Thái Nguyên – Bệ phóng cho những ý tưởng sáng tạo

12/10/2023


By

Admin

(kbchn) - Kể từ khi Chính phủ phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) và gần nhất là quyết định 188 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện các nội dung của Đề án tại các trường thành viên và đơn vị trực thuộc.

Công nghệ phần mềm
Vườn ươm khởi nghiệp - bệ phóng cho các startup Hải Phòng

12/10/2023


By

Admin

(kbchn) - Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Start up Hải Phòng được thành lập bởi Trung tâm Phát triển khoa học - công nghệ và Đổi mới sáng tạo ISC, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Start up Hải Phòng có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố.

Công nghệ phần mềm