Phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Written by 01/11/2022


Kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phiên bản 2.0 có vai trò quan trọng trong việc phát triển CPĐT của ngành.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 2358 phê duyệt Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0.

Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0 được xây dựng nhằm thiết lập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng CPĐT tại BHXH Việt Nam và làm cơ sở tham chiếu cho Kiến trúc công nghệ thông tin (CNTT) của BHXH các địa phương; Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước của ngành, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng CPĐT của ngành, hướng tới BHXH số, Chính phủ số và nền kinh tế số.

Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0 sẽ giúp định hình mô hình kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu, tái cấu trúc cơ sở hạ tầng thông tin; Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế; Làm cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai CPĐT tại BHXH Việt Nam…

Ảnh minh họa.

Được biết, Kiến trúc CPĐT của BHXH Việt Nam phiên bản 1.0 được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành từ ngày 28/10/2018, trên cơ sở Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 1.0 được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 21/4/2015.

Đến ngày 31/12/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Quyết định số 2323 ban hành Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0, nhằm đáp ứng yêu cầu xu thế phát triển CPĐT hướng tới chính phủ số và cập nhật các xu hướng phát triển công nghệ (Big Data, IoT, AI, Cloud Computing, Blockchain…), làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng, phát triển Kiến trúc CPĐT/chính quyền điện tử phiên bản 2.0.

Nhằm kịp thời đáp ứng với thực tiễn phát triển CPĐT Việt Nam và tuân thủ các quy định mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các định hướng, mục tiêu, chương trình hành động, các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, BHXH Việt Nam đã xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0 trên cơ sở cập nhật, bổ sung, phát triển từ phiên bản 1.0.

Những nội dung cập nhật, bổ sung chính so với Phiên bản 1.0 gồm: Định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành, các mục tiêu/định hướng phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2020-2025;  Kiến trúc thành phần bảo đảm phù hợp với Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0 trên cơ sở các mô hình tham chiếu được quy định trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0; Cơ chế chính sách, các tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng CNTT; Danh sách các nhiệm vụ và lộ trình triển khai Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam.

Theo lãnh đạo BHXH Việt Nam, Kiến trúc CPĐT ngành BHXH phiên bản 2.0 có vai trò quan trọng trong việc phát triển CPĐT của ngành. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục tiến trình chuyển đổi sang Chính phủ số và kiện toàn hệ thống CPĐT hiện có, ứng dụng CNTT rộng rãi và hiệu quả trong mọi hoạt động của các cơ quan nhà ước làm cơ sở để phục vụ cải cách hành chính, triển khai ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử, nâng cao năng suất lao động, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin.
Bình Minh

Tin xem nhiều

Trung Quốc thống trị cuộc chơi năng lượng tái tạo
Trung Quốc thống trị cuộc chơi năng lượng tái tạo

26/06/2023

Trung Quốc hiện đang sở hữu một lợi thế quan trọng trong lĩnh vực pin mặt trời, khi họ sản xuất 80% tổng số tấm pin trên toàn cầu. Điều này đem lại cho đất nước này một vị thế quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử
Xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử

01/11/2022

Một trong những nội dung đáng chú ý của kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại vừa được Bộ Công Thương ban hành đó là xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số thống nhất, phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

Phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

01/11/2022

Kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phiên bản 2.0 có vai trò quan trọng trong việc phát triển CPĐT của ngành.

Vinh danh nhiều giải pháp về chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số
Vinh danh nhiều giải pháp về chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số

21/10/2022

Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2022 đã vinh danh nhiều giải pháp về chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số.

Tăng tốc chuyển đổi số, hướng tới chính phủ số
Tăng tốc chuyển đổi số, hướng tới chính phủ số

21/10/2022

Ngày 9/10, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đã tổ chức Hội thảo "Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp".

Thêm một nền tảng số quốc gia chính thức ra mắt
Thêm một nền tảng số quốc gia chính thức ra mắt

21/10/2022

Thêm một nền tảng số quốc gia vừa chính thức ra mắt công chúng, góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng chính phủ số, xã hội số tại Việt Nam.

Nhiều hoạt động thúc đẩy chương trình chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa
Nhiều hoạt động thúc đẩy chương trình chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

21/10/2022

Tỉnh Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong 9 tháng năm 2022, đặc biệt là về chính quyền số. Nhiều hoạt động đang tiếp tục được triển khai nhằm thúc đẩy hơn nữa chương trình chuyển đổi số tại địa phương.

Ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang
Ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang

21/10/2022

Trung tuần tháng 9/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ký ban hành Quyết định số 2937 về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang.

Bộ Quốc phòng thúc đẩy công tác chuyển đổi số
Bộ Quốc phòng thúc đẩy công tác chuyển đổi số

21/10/2022

Đề án “Chuyển đổi số trong Bộ Quốc phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong Bộ Quốc phòng, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới.

Xem thêm